QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐỒ GỖ

Quy Trình Làm Việc
Lượt xem: 21,218

Quy trình sản xuất đồ gỗ tại công ty cổ phần nội thất Art Home

Quy trình sản xuất đồ gỗ tại công ty cổ phần nội thất Art Home Công ty cổ phần nội thất Art Home tự hào là công ty đi đầu về xu hướng thiết kế nội thất theo phong cách nghệ thuật. Tại Art Home bạn chỉ cần chuyển ý tưởng và nội thất Art Home sẽ chuyển thành:

Khi Không Gian Sống Là Tác Phẩm Nghệ Thuật
Với quy trình sản xuất đồ gỗ này bạn sẽ có được các bước làm việc như sau:
  • Bước 1: Tiếp nhận nhiệm vụ và hợp đồng
  • Bước 2: Thống kê vật tư
  • Bước 3: Gia công sơ bộ
  • Bước 4: Gia công sản phẩm
  • Bước 5: Chuẩn bị lắp ráp sản phẩm
  • Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm
  • Bước 7: Kiểm tra thành phẩm
  • Bước 8: Đóng gói sản phẩm
  • Bước 9: Lắp đặt
Bước 1: Tiếp nhận nhiệm vụ và hợp đồng
- Nhận bản vẽ thiết kế​
- Báo giá và tiến độ sản xuất và thống nhất các yêu cầu và điều khoản Hợp đồng - Phản hồi về tính hợp lý trong thiết kế - Nhận hồ sơ điều chỉnh nếu cần thay đổi cho phù hợp với thực tế sản xuất - Khảo sát các kích thước hiện trạng Bước 2: Thống kê vật tư -Trên cơ sở chất liệu và bản vẽ chi tiết, quản lý xuống thống kê vật tư -Chuyển bộ phận kế toán gọi gỗ hoặc lấy từ kho của xưởng -Tiếp nhận vật tư, đánh giá, phân loại vật tư theo giá thành (chi phí thấp/cao) để áp dụng vào từng hợp đồng và phần việc cụ thể Bước 3: Gia công sơ bộ -Thợ tiến hành phân loại vật tư cho vào từng phần việc và đo kích thước cụ thể -Tiến hành phơi khô và sấy trước khi thực hiện với đồ gỗ tự nhiên Bước 4: Gia công sản phẩm -Trên cơ sở bản vẽ chi tiết, tiến hành cắt và pha gỗ -Chọn vân gỗ, bề mặt gỗ để chọn vào các vị trí thích hợp Bước 5: Chuẩn bị lắp ráp sản phẩm - Lắp dựng sản phẩm theo bản vẽ chi tiết - Giám sát xưởng kiểm tra lần 1 đối với sản phẩm, độ phẳng, thẳng, kết cấu sản phẩm, trước khi chuyển sang bộ phận sơn gỗ - Kiến trúc sư thiết kế kiểm tra và đối chiếu với bản vẽ chi tiết về độ chính xác và chỉnh sửa nếu cần thiết - Thống kê phụ kiện, vật tư phụ như tay co, ray khóa, bản lề .....chuyển cho bộ phận kho để cung cấp Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm - Trưởng bộ phận sơn nghiệm thu phần thô của mộc - Trường hợp đạt chất lượng như yêu cầu, thợ của xưởng tiến hành quy trình sơn - Trường hợp cần điều chỉnh, quay lại phần mộc để điều chỉnh sau đó tiếp tục bước tiếp theo - Công đoạn Sơn thành phẩm: + Quản lý xưởng phối hợp với kiến trúc sư, khách hàng kiểm tra chính xác về màu sắc và chủng loại sơn của sản phẩm + Tiến hành sơn lót lần 1 + Lắp ráp lần 1 + Tiến hành sơn lót lần 2 + Lắp ráp lần 2 + Bả sản phẩm, có thể để tom gỗ hoặc không tùy theo thiết kế + Sơn phủ mầu theo thiết kế + Sơn phủ bóng – Các sản phẩm của ART HOME đều phủ bóng mờ 100% , mờ 50%... tùy theo thiết kế và yêu cầu của khách hàng. Bước 7: Kiểm tra thành phẩm - Quản lý xưởng kiểm tra lại sản phẩm lần cuối, phối hợp với kiến trúc sư, khách hàng kiểm soát độ chính xác về màu sắc và thẩm mỹ của sản phẩm - Trong trường hợp cần điều chỉnh, thay đổi sẽ quay lại quy trình sơn để đạt được sự hoàn hảo nhất cho sản phẩm -Nghiệm thu sản phẩm và thông báo với bộ phận đóng gói và chuyển hàng. Bước 8: Đóng gói sản phẩm -Sản phẩm được đóng gói cẩn thận qua nhiều lớp bảo vệ tránh việc bị xây xước khi vận chuyển -Bộ phận quản lý kiểm tra sản phẩm lần 1 trước khi xuất xưởng -Bộ phận quản lý thông báo với bộ phận kinh doanh của công ty đặt lịch lắp đặt và chuyển đến khách hàng -Phân công thợ phụ trách việc lắp đặt và chuẩn bị lịch lắp đặt sản phẩm, đồ nghề mang theo và các vật tư phụ Bước 9: Lắp đặt -Kiểm tra lại bản vẽ và vị trí lắp đặt -Tiến hành lắp đặt sản phẩm -Bàn giao lại bộ phận kinh doanh làm cơ sở nghiệm thu với khách hàng. Một số lưu ý trong quá trình sản xuất sản phẩm 1.Lựa chọn vật tư phù hợp và đạt chất lượng tốt nhất Hiện nay, do lượng gỗ tự nhiên ngày càng hiếm giá thành cao nên nhiều người chuyển sang sử dụng gỗ chế biến: MDF sơn màu hoặc phủ veneer, gỗ ghép phủ veneer, MFC, Laminate… Các loại gỗ này do sản xuất đồng loạt về chất lượng, kích cỡ, màu sắc, nên dễ thi công. Việc bảo quản không phức tạp. Sự phong phú về bề mặt gỗ chế biến giúp các sản phẩm có được những hiệu quả sử dụng, thẩm mỹ phong phú không khác gỗ thiên nhiên và giúp cho các nhà thiết kế thực hiện được nhiều ý tưởng mới. Vì thế hiện nay trong công trình nhà ở, hơn 90% đồ nội thất đều sử dụng loại gỗ công nghiệp. Đối với những khách hàng có yêu cầu khắt khe về chất lượng gỗ đồng thời ngân sách tương đối lớn thì thường lựa chọn loại gỗ tự nhiên để làm vật tư cho sản phẩm của mình. ART HOME có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của Khách hàng về chất liệu gỗ, có khả năng cung cấp tất cả các loại gỗ tự nhiên và gỗ chế biến. Có một số lưu ý của ART HOME trong lựa chọn gỗ như sau: * Với gỗ tự nhiên: Đồ gỗ ngoài trời chỉ nên mua loại làm bằng gỗ đặc chứ không sử dụng gỗ công nghiệp vì sẽ dễ thấm nước và xé nứt do tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên như cửa chính, cột, lan can… Chủng loại gỗ thường dùng là chò chỉ, dầu đỏ, tràm bông vàng hay cao cấp như gõ đỏ, cẩm lai cũng đều phải qua tẩm sấy và quét dầu hay sơn ngoài trời chống nóng và ẩm lên bề mặt. Với gỗ tốt, phần lõi thường có màu đỏ, vàng, nâu sậm có nhiều vân; phần giác màu trắng hay vàng nhạt không vân. Để tạo sắc và vân cho tiệp nhau giữa hai phần lõi và giác, “công nghệ” vẽ vân của thợ sơn pu sẽ gia công phần này. Nếu không tinh mắt có thể... nhầm. Ngay như các chủng loại gỗ thường, không có màu sậm hay vân nhưng qua “công nghệ vẽ” lên bề mặt thì sản phẩm trở nên... đồ gỗ tốt( thường đa phần là nhái theo gỗ nhóm 1,2). Để phân biệt, có thể xem cả mặt trong của sản phẩm. *Với gỗ công nghiệp – gỗ nhân tạo: Có 2 loại phổ biến Ván lạng veneer là một giải pháp để người tiêu dùng vẫn mua được sản phẩm gỗ giá rẻ hơn so với sản phẩm cùng loại bằng gỗ đặc. Gỗ ghép: Dạng gỗ ghép này tận thu tốt gỗ vụn thải ra trong quá trình chế biến gỗ tự nhiên, làm cho giá thành rẻ mà vẫn bền chắc như gỗ đặc. Những mảnh gỗ vụn, gỗ tạp nhỏ vẫn có thể ghép thành những tấm gỗ bằng keo và thiết bị máy móc chuyên dụng. Độ bền chắc không thua kém một tấm ván hay đồ gỗ đặc cưa ra từ trong cây tự nhiên. Khi trên bề mặt ván ghép được dán lớp veneer thì diện mạo cũng như chất lượng của nó tương đương tấm gỗ đặc. Từ đó, việc ứng dụng nó đa dạng hơn để đóng đồ gỗ nội thất cũng như cửa đi, đồ trang trí nội thất trong xây dựng. Gỗ ghép dán veneer rẻ hơn gỗ đặc tự nhiên đến 40% và có cả sản phẩm ván sàn bằng gỗ ghép dán veneer này. Dù ghép từ gỗ tạp vụn nhưng đã qua tẩm sấy chuẩn mực nên không bị cong vênh, mối mọt trong quá trình sử dụng. Tẩm sấy tiêu chuẩn sẽ cho gỗ có ẩm 12% và tẩm thuốc chống mối mọt. 2.Cách thức lắp ráp và sơn sản phẩm: Hai công đoạn lắp ráp và sơn sản phẩm rất quan trọng, quyết định 70% chất lượng sản phẩm. Tại ART HOME , các thợ tại xưởng và kiến trúc sư luôn có sự trao đổi hợp tác chặt chẽ trong quá trình thực hiện lắp ráp và sơn thành phẩm. Kiến trúc sư bản vẽ có trách nhiệm giám sát chặt chẽ 2 công đoạn này, điều chỉnh ngay khi có phát sinh. Vì vậy, chất lượng thành phẩm của ART HOMEluôn đạt mức cao nhất, tạo nên sự hài lòng từ Khách hàng. Art Home - Khi không gian sống là tác phẩm nghệ thuật Bạn có thể xem thêm: Quy trình thiết kế nội thất
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT ART HOME
o Trụ Sở: Số 65 Ngõ 1295 Giải Phóng - Quận Hoàng Mai - Hà Nội
o Xưởng Sản Xuất: Số 65 Ngõ 1295 Giải Phóng - Quận Hoàng Mai - Hà Nội
o Điện thoại:09 3535 1616
o Email:contact@arthome.vn
o Giờ làm việc:
Thứ 2 - Thứ 6: 8h00 - 17h30
Thứ 7: 8h00 - 12h00